Thị trường sản xuất PCB và danh sách 100 nhà cung cấp mạch in PCB hàng đầu thế giới
Căn cứ vào giá trị sản xuất của các Doanh nghiệp sản xuất mạch in PCB toàn cầu năm 2020, mới đây Tiến sĩ Hayao Nakahara (nakanti@yahoo.com) đã công bố danh sách 100 công ty sản xuất PCB hàng đầu trên thế giới. Đây là lần thứ 25 ông đưa ra bảng xếp hạng các siêu cường về sản xuất PCB trên toàn cầu.
Tính đến nay Tiến sĩ Nakahara đã làm việc trong ngành công nghiệp PCB được 55 năm. Mỗi năm ông đều ghé thăm hơn 100 nhà máy sản xuất PCB trên khắp thế giới. Ông thẳng thắn chia sẻ: “Việc thu thập chính xác số liệu doanh thu của các nhà sản xuất PCB tư nhân ngày càng khó khăn. Trong danh sách nêu trên có khoảng 20% dữ liệu của các công ty sản xuất PCB còn tồn tại nhiều ẩn khuất.”
Cho dù vậy, thông qua phân tích chúng ta vẫn tìm ra rất nhiều điều thú vị về xu thế phát triển của ngành công nghiệp PCB từ danh sách này.
Trong top 10 ông lớn trong ngành công nghiệp sản xuất PCB toàn cầu thì có đến 5 nhà sản xuất từ Đài Loan và 2 nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Mười doanh nghiệp sản xuất PCB hàng đầu thế giới lần lượt là: Zhen Ding Technology (Đài Loan), Unimicron Technology Corporation (Đài Loan), DSBJ (Trung Quốc – TQ), Nippon Mektron (Nhật Bản), TTM (Hoa Kỳ), Compeq (Đài Loan), Tripod (Đài Loan), Shennan Circuit (TQ), Ibiden (Nhật Bản), HannStar Board (Đài Loan).
Bảng xếp hạng các nhà sản xuất PCB hàng đầu thế giới:
Tóm tắt các điểm nổi bật trong danh sách:
- Số doanh nghiệp Đài Loan chiếm một nửa trong Top 10, trong khi đó Trung Quốc chiếm 2 ghế.
- Tổng giá trị sản lượng của 127 công ty sản xuất PCB năm 2020 là 68,672 tỷ USD, tăng 8,9% so với 63,44 tỷ USD của năm 2019. Các công ty nằm trong danh sách 100 doanh nghiệp PCB hàng đầu đều có giá trị sản lượng hơn 100 triệu đô la Mỹ.
- Năm 2019, thế giới ghi nhận 17 doanh nghiệp sản xuất PCB có doanh thu đạt hoặc vượt mức 1 tỷ USD. Đến năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid 19, vẫn có sáu công ty mới có doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD, đưa số doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ USD lên ngưỡng 23 công ty.
- Trong số 23 công ty này, có tới 8 doanh nghiệp nằm ở khu vực Đài Loan, chiếm 35% tổng số doanh nghiệp PCB toàn cầu.
- Sản lượng của hai nhà sản xuất PCB hàng đầu thế giới của Đài Loan là Zhen Ding Technology (ZDT) và Unimicron Technology đã vượt qua tổng sản lượng năm 2020 của các doanh nghiệp khu vực Bắc Mỹ.
Tình hình phát triển của ngành PCB ở các quốc gia khác nhau
Ngay từ giữa những năm 1980, Châu Âu đã có hơn 1.400 doanh nghiệp sản xuất PCB. Năm 2000, Mỹ có 780 doanh nghiệp và Nhật Bản có khoảng 250 doanh nghiệp. Số lượng các công ty sản xuất PCB ở Hoa Kỳ và Nhật Bản đến nay đã giảm đi nhiều do tình trạng phá sản và sáp nhập.
Hiện nay, khoảng 55% các doanh nghiệp sản xuất PCB trên thế giới nằm ở Trung Quốc, trong đó có khoảng 150 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp PCB tại Trung Quốc do Đài Loan rót vốn đầu tư (một số trong đó còn không có nhà máy ở Đài Loan); Nhật Bản có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất PCB đặt nhà máy ở Trung Quốc và 3 doanh nghiệp đặt tại Hoa Kỳ.
Nếu tính theo khu vực, doanh thu của Trung Quốc đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước và số lượng công ty tham gia vào Bảng xếp hạng top 100 doanh nghiệp hàng đầu cũng tăng thêm 4 công ty, nâng tổng số công ty lọt top 100 lên 56 vào năm 2020. Năng lực sản xuất của Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng, có khả năng đuổi kịp tốc độ phát triển của Đài Loan.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc đến từ ngành công nghiệp sản xuất chất nền vi mạch IC và mạch dẻo (FPC). Các nhà máy của nước này chủ yếu đặt tại Việt Nam.
- So với Trung Quốc và Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản là rất nhỏ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2021, với gói hỗ trợ đầu tư hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong vài năm tới dự kiến ngành công nghiệp sản xuất chất nền vi mạch IC của Nhật Bản sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
- Hoa Kỳ có mức tăng trưởng âm do TTM Technologies đã bán mảng kinh doanh di động của mình cho AMK Meadville với giá 550 triệu USD vào năm 2020.
- Trong khi đó, Doanh thu của Châu Âu chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của AT&S.
- Các doanh nghiệp sản xuất PCB khu vực Đông Nam Á chủ yếu dựa vào sức mạnh của KCE, MFS và Gul Technology để tăng trưởng và phát triển.
- Các doanh nghiệp sản xuất của Đài Loan thì vui buồn lẫn lộn khi các doanh nghiệp sản xuất chất nền vi mạch IC hoạt động tốt, trong khi đó tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất PCB trong lĩnh vực ô tô lại không mấy lạc quan. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất bo mạch chủ trong máy tính cá nhân, máy tính bảng, thiết bị đeo và điện thoại thông minh thì vẫn hoạt động tốt.
Gánh nặng tiền đầu tư đè lên ngành sản xuất chất nền PKG
Giống như sản xuất chất bán dẫn, sản xuất PCB cũng là một ngành sử dụng lượng vốn lớn. Quá trình tăng trưởng của chính các doanh nghiệp sản xuất luôn cần một khoản đầu tư dồi dào và liên tục.
Chất nền gói (viết tắt là chất nền PKG), với các đại diện BGA, CSP, TAB và MCM, là chất nền dùng trong đóng gói vi mạch IC, chất này hiện đang phát triển theo hướng mật độ cao. Chiều rộng / khoảng cách dây dẫn trên đế vi mạch IC rơi vào khoảng từ 10-30um, hẹp hơn nhiều so với khoảng cách 50-100um trên PCB truyền thống. Do đó, nó đòi hỏi đi sâu nghiên cứu và phát triển và thậm chí phải tiêu tốn vài năm để làm chủ loại công nghệ này.
Tuy nhiên, năm 2020 vẫn là một năm bội thu với một số doanh nghiệp sản xuất chất nền PKG như: Unimicron (Đài Loan), Ibiden (Nhật Bản), Samsung Electro-Mechanics (Hàn Quốc), AT&S (Áo), Shinko (Nhật Bản), LG Innotek (Hàn Quốc), Simmtech (Hàn Quốc) và Kinsus (Đài Loan).
Việc các doanh nghiệp sản xuất PCB mở rộng cơ sở vật chất hiện có, xây dựng các công xưởng mới để tăng cường vốn đầu vào năng lực sản xuất là điều rất đáng kinh ngạc, cụ thể:
- Từ năm 2019 đến năm 2021, Ibiden Nhật Bản đã tiêu tốn 1,2 tỷ đô la Mỹ cho lĩnh vực sản xuất chất nền PKG đồng thời công bố sẽ đầu tư khoảng 1,6 tỷ đô la Mỹ để cải tạo, chuyển đổi các nhà máy cũ bỏ hoang thành nhà máy mới phục vụ sản xuất chất nền PKG cao cấp.
- AT&S (Áo) sẽ chi 1,1 tỷ euro cho nhà máy thứ ba của công ty này ở Trùng Khánh, Trung Quốc và 1,7 tỷ euro khác để xây dựng một nhà máy PKG mới ở Malaysia.
- Unimicron (Đài Loan) đã bỏ ra 800 triệu đô la Mỹ để xây dựng 3 nhà máy PKG mới ở Trung Quốc đại lục, đồng thời công ty này còn đang xây dựng một nhà máy chất nền PKG trị giá 1 tỷ đô la Mỹ tại khu vực Đài Loan.
- Shinko ước tính đã chi khoảng 800 triệu đô la Mỹ cho PKG.
- Nếu tính cả chất nền gốm, Kyocera – doanh nghiệp xếp thứ 37 trong danh sách 100 siêu cường PCB toàn cầu, là doanh nghiệp sản xuất chất nền PKG lớn nhất thế giới với chi phí đầu tư cho chất nền PKG lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ.
- Shennan Circuits đã hoàn thành việc xây dựng hai nhà máy PKG mới ở Vô Tích, Trung Quốc với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2 tỷ nhân dân tệ.
- Kinsus cũng đang chuyển đổi cơ cấu một nhà máy ở Đài Loan của mình sang sản xuất chất nền PKG.
- Daeduck tập trung vào sản xuất chất nền PKG. Kinwong Electronics, Victory Giant, Suntak và CEE có thể sẽ ký một thỏa thuận với chính phủ để nhận được trợ cấp đầu tư vào sản xuất chất nền PKG của chính phủ.
Vào năm 2020, nền công nghiệp vi mạch và HDI của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản lượng PCB, trong khi đó ở Nhật Bản là 50% và châu Á là 45%! Năm 2020, thị trường của 10 doanh nghiệp sản xuất chất nền vi mạch IC hàng đầu thế giới là hơn 80%, trong đó không có doanh nghiệp nào đến từ Trung Quốc đại lục. Điều này nghĩa là các công ty Trung Quốc đang có tiềm năng phát triển rất lớn.
Những lĩnh vực ứng dụng nào thúc đẩy nhu cầu sản xuất PCB?
Theo thống kê, lượng tiêu thụ thiết bị bán dẫn của Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thế giới, trong khi sản xuất trong nước vào năm 2020 chỉ chiếm 16% tổng sản lượng tiêu thụ. Môi trường quốc tế rộng lớn đang thúc đẩy sự đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào công nghệ bán dẫn, đây cũng là cách để TRung Quốc có thể tự lực cánh sinh trên thị trường này.
Trong bối cảnh như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất PCB của Trung Quốc cũng đang nhắm đến thị trường chất nền PKG, và đương nhiên để bắt kịp các ông lớn trong ngành như Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc, họ phải cần thời gian. Theo IC Insights dự đoán: “lỗ hổng” trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc sẽ là 80% vào năm 2024.
Nhìn chung, thượng nguồn và hạ nguồn của ngành PCB có liên quan mật thiết đến kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành gần như thống nhất với xu hướng biến động GDP toàn cầu. Mặc dù thị trường năm 2020 đang phục hồi nhanh chóng nhưng các doanh nghiệp sản xuất PCB cho ô tô lại hoạt động kém hiệu quả. Tình hình phát triển của Meiko (các sản phẩm khác của hãng cũng không quá tệ), CMK, Chin Poon, Dynamic, Ellington, Kyoden, Shirai Denshi, v.v., trong năm ngoái đều không được khả quan.
Tuy nhiên, trong tương lai, cho dù xuất hiện tình trạng thiếu chip, nhưng hoạt động kinh doanh PCB ô tô được dự đoán sẽ vẫn tăng trưởng ổn định.
Nhu cầu PCB trong lĩnh vực điện tử ô tô chủ yếu là bo mạch lớp thấp, bo mạch HDI và bo mạch dẻo FPC. Mặc dù thu nhập chính của KCE (Thái Lan) đến từ sản xuất bản mạch PCB ô tô nhưng thị trường của hãng này vẫn vô cùng lớn. Ngược lại, mảng kinh doanh ô tô của TTM (Mỹ) năm 2020 lại không mấy phát triển.
Các doanh nghiệp sản xuất bo mạch nhiều lớp cấp cao của cơ sở hạ tầng 5G bao gồm TTM, Shennan Circuit, Wus Group, SYE, GCE, v.v vẫn hoạt động tốt.
Các doanh nghiệp sản xuất PCB của Trung Quốc đang mở rộng sản xuất sang các sản phẩm cao cấp hơn và đang tìm kiếm cơ hội cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho các ngành sản xuất máy móc hỗ trợ, điện thoại thông minh, viễn thông 5G và ngành sản xuất ô tô.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất có dấu [*] trong danh sách đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ mạch dẻo FPC. Phạm vi ứng dụng của FPC trong điện thoại thông minh vô cùng rộng lớn, bao gồm: đèn flash và bộ nguồn, ăng-ten, máy rung, loa, nút bên, máy ảnh, bảng mạch chính, mô-đun màn hình và cảm ứng, nút HOME, Kato SIM, đèn nền độc lập, giắc cắm tai nghe và micro FPC, v.v.
Giờ đây, việc sử dụng FPC vào sản xuất các bộ phận của iPhone đã vượt quá 20 chi tiết, giá trị có thể đạt đến hơn 40 đô la Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất FPC nói trên đã đầu tư mạnh vào FPC cũng là những nhà cung cấp lớn cho FPC của Apple, bao gồm: ZDT (Đài Loan), DSBJ (Trung Quốc), Nippon Mektron (Nhật Bản), Young Poong (Hàn Quốc), Fujikura (Nhật Bản) và Flexium (Đài Loan).
Ngoài ra, việc tăng mức sử dụng FPC trong các sản phẩm của Apple cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về FPC cho điện thoại Android. Ở giai đoạn này, số lượng bộ phận của điện thoại thông minh sử dụng mạch dẻo FPC trung bình đạt 10-15 chi tiết. Trong tương lai, thị trường FPC sẽ tăng trưởng theo sự xuất hiện của các thiết bị đeo thông minh.
Sự tập trung phân bố của các doanh nghiệp sản xuất PCB trên toàn thế giới
Khoảng 55% doanh nghiệp sản xuất PCB trên thế giới nằm tại Trung Quốc đại lục
Giả sử thế giới có 150 nhà máy nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, mà lại cần trừ đi 150 trên tổng số 2,247 doanh nghiệp sản xuất trên thế giới, thì tổng số doanh nghiệp sản xuất trên thế giới sẽ rơi vào khoảng 2,100. Thực tế có thể có tới 1.100 nhà máy sản xuất PCB đặt tại Trung Quốc.
128 doanh nghiệp sản xuất hàng đầu trong số rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đó đã tạo ra khoảng 69 tỷ đô la Mỹ doanh thu vào năm 2020, và sản lượng của gần 2.000 công ty khác cũng là một chủ đề được nhiều người quan tâm.
Hiện tại, Trung Quốc đã hình thành một dải cụm công nghiệp lấy đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Dương Tử là vùng trung tâm, giá trị sản lượng PCB của hai vùng này từng chiếm khoảng 90% tổng giá trị sản lượng của Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do giá nhân công tăng nên năng lực sản xuất dịch chuyển dần về các thành phố miền trung và miền tây, đồng thời ngành này cũng thường xuyên xuất hiện các vụ mua bán sáp nhập. Trong tương lai, Evergrande (Trong số các công ty nằm trong danh sách đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy xu hướng này hơn) hoặc những doanh nghiệp sản xuất nhỏ sẽ có khả năng biến mất, tất cả những điều này đều đáng quan tâm theo dõi.