Cách đây vài ngày, nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu Nhật bản – Công ty Cổ phần Điện tử Renesas đã xảy ra hỏa hoạn , khiến thế giới rơi vào tình trạng khan hiếm chip ô tô trầm trọng. Các nhà phân tích cho rằng sự thiếu hụt chip đã gây ra thiệt hại lớn hơn cho ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đồng thời khiến các nền kinh tế lớn lao đao về chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Hoa Kỳ và Châu Âu đã liên tiếp đề xuất đẩy mạnh việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Dự kiến,trong vài năm tới, cuộc chiến xoay quanh ngành công nghiệp sx chất bán dẫn ở các quốc gia sẽ ngày càng gay gắt.
-
Các công ty trên toàn thế giới lao đao vì Thiếu Chip
Vào cuối năm ngoái, vấn đề nguồn cung Chip khan hiếm trên toàn cầu bắt đầu trở nên nghiêm trọng, vì thế từ đầu năm nay, nhiều hãng xe trên thế giới buộc phải tạm ngừng hoặc giảm sản lượng sx.
Vào tháng 12 năm ngoái, Volkswagen đã thông báo rằng các nhà máy của họ ở Trung Quốc, Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ cắt giảm sản lượng trong quý đầu tiên của năm nay. Ford cho biết vào đầu tháng Giêng năm nay họ đã cho đóng cửa một nhà máy lắp ráp ô tô ở Hoa Kỳ. General Motors thông báo họ đã cho đóng cửa ba nhà máy của họ ở Hoa Kỳ, Canada và Mexico đồng thời giảm một nửa sản lượng sx của nhà máy ở Hàn Quốc vào tháng 2 năm nay.
Ford Motor cho biết, việc thiếu chip có thể khiến sản lượng sx của công ty giảm từ 10% – 20% trong quý đầu tiên, vì thế lợi nhuận dự kiến cũng sẽ giảm lợi nhuận từ 1 – 2,5 tỷ đô la Mỹ. Theo dự đoán của General Motors, “thiếu Chip” có thể khiến lợi nhuận của ngành sx ô tô toàn cầu co lại, chỉ đạt mức 2 tỷ USD trong năm nay.
Kể từ tháng 1 năm nay, Toyota, Honda, Nissan và các công ty ô tô khác đã thông báo cắt giảm sản lượng vì thế một số dây chuyền sản xuất ô tô trong nước của họ đã đồng loạt đóng cửa.
IHS Markit, một tổ chức nghiên cứu thị trường tại Vương quốc Anh, dự đoán rằng trong quý 1 năm nay, khả năng có tới 1 triệu chiếc ô tô trên toàn thế giới sẽ bị kéo dài thời gian giao hàng do “thiếu chip”, kim ngạch ngành sx ô tô toàn cầu năm 2021 vì thế mà hao hụt 60 tỷ đô la Mỹ.
-
Tai họa gây ra bởi mất cân bằng giữa cung và cầu
Các chuyên gia trong ngành cho biết, sự mất cân bằng giữa cung và cầu do ảnh hưởng của dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm thiếu chip ô tô hiện nay. Ngoài ra, các yếu tố bất khả kháng như hỏa hoạn tại nhà máy Renesas, tác động của thời tiết cực đoan tại Texas – khu vực sx chất bán dẫn quan trọng của Mỹ, … cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho việc sản xuất chip tại các quốc gia này.
Bắt đầu từ quý 2 năm ngoái, các công ty sx ô tô lớn đã giảm sản lượng do dịch bệnh, các đơn đặt hàng chip ô tô cũng vì thế mà giảm theo. Hơn nữa, “lệnh giãn cách xã hội” trong thời kỳ đại dịch đã khiến nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại di động và máy chơi game tăng cao, các đơn đặt hàng chip dùng trong sx sản phẩm điện tử đã tăng vọt, điều này khiến các nhà sản xuất chip phải đổi hướng sản xuất, ưu tiên nguồn lực sx chip dành cho các sp điện tử. . Trong nửa cuối năm ngoái, nhu cầu về chip ô tô phục hồi nhanh hơn dự kiến, nhưng do năng lực sản xuất tổng thể còn hạn chế, các nhà sản xuất chip đã không thể kịp thời tăng sản lượng chip dành cho các công ty sx ô tô.
Vào ngày 19 tháng 3, đám cháy đã xảy ra ở Nhà máy Naka, công xưởng trong sản xuất chất bán dẫn ô tô quan trọng của Tập đoàn Renesas đã khiến một số máy móc thiết bị hư hỏng nghiêm trọng. Chủ tịch Tập đoàn Renesas ông Yingli Shibata cho biết: “Có thể phải mất từ 3 đến 4 tháng để nhà máy Naka phục hồi hoàn toàn năng lực sản xuất về thời điểm trước khi hỏa hoạn xảy ra . Được biết, Renesas sở hữu khoảng 20% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực sx thiết bị điều khiến vi xử lý chất bán dẫn trong quá trình điều khiển ô tô, vì thế trận hỏa hoạn lần này khiến cho việc cung cấp Chip ô tô ngày càng gặp khó khăn.
Ngoài ra, việc nâng cấp các phương tiện giao thông và chuyển đổi từ xe chạy bằng dầu sang bằng điện đã làm gia tăng nhu cầu về chip trong ngành công nghiệp sx ô tô, điều này đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giữa cung và cầu ở một mức độ nhất định.
-
Tái cơ cấu chuối cung ứng
Tình trạng “thiếu chip” đã khiến các nền kinh tế lớn đứng trước lo ngại lớn về chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu gần đây đã đề xuất đẩy mạnh việc tái thiết chuỗi cung ứng chất bán dẫn, với ý định tạo ra một hệ thống chuỗi cung ứng độc lập hơn.
Vừa qua, vào ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ xin 37 tỷ USD từ trợ cấp của Quốc Hội để thúc đẩy ngành sản xuất chip trong nước , xoay chuyển cục diện thiếu hụt hiện nay. Cùng ngày, Biden đã ký sắc lệnh hành chính yêu cầu đánh giá toàn diện các rủi ro có thể xảy ra với chuỗi cung ứng chất bán dẫn hiện nay.
Dưới sự thúc đẩy của chính phủ Mỹ, các công ty Mỹ đã bắt đầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Ngày 23/3, Intel thông báo sẽ đầu tư 20 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất chip mới ở Arizona.
Vào ngày 9 tháng 3, Liên minh châu Âu đã đề xuất mở rộng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trong khu vực và phấn đấu đạt hơn 20% thị trường toàn cầu về sản lượng chất bán dẫn vào năm 2030. EU tin rằng cách mở rộng sản xuất trong nước hiệu quả là thu hút các nhà sản xuất chip lớn đến và xây dựng nhà máy tại lãnh thổ EU.
Tại châu Á, chính phủ Hàn Quốc len kế hoạch thành lập một liên minh các tập doàn sx chip dẫn đầu bởi Samsung Electronics, SK Hynix, Hyundai Motor và các công ty khác để đảm bảo sự phát triển của các ngành liên quan đến sx ô tô. Bloomberg đưa tin, mặc dù Hàn Quốc là nhà sản xuất chip máy tính và điện thoại thông minh lớn nhưng nước này lại phải nhập khẩu lượng lớn chip dùng trong sx ô tô. vì thế, Việc thành lập một liên minh sx cấp quốc gia cho thấy Hàn Quốc sẽ tập trung phát huy tối đa sức mạnh vào ngành công nghiệp sx chip ô tô.
Các chuyên gia trong ngành tin rằng, tình trạng thiếu chip ô tô hiện tại dự kiến sẽ phần nào được giải quyết trong nửa cuối năm nay, nhưng việc mở rộng năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu vẫn không thể theo kịp nhu cầu sử dụng hiện nay. Vì thế, Tình trạng thiếu chip ở một mức độ nhất định có thể sẽ trở thành điều bình thường trong vài năm tới, cuộc đua sx linh kiện bán dẫn giữa các nền kinh tế lớn sẽ ngày càng căng thẳng.