TẠI SAO CHÚNG TA CẦN VỆ SINH PCB

Trong quá trình gia công hàn (PCBA), chất trợ hàn (flux) được sử dụng như một tác nhân hóa học để hỗ trợ hàn linh kiện. Tuy nhiên, nếu vệ sinh sai cách, chất trợ hàn sót lại có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của mạch theo thời gian. Điều này làm giảm hiệu quả điện trở cách điện bề mặt và ảnh hưởng đến hoạt động của mạch. Ngoài ra, PCB không được vệ sinh có thể tích tụ tạo thành các tín hiệu nhiễu bên ngoài, ảnh hưởng thêm đến hiệu suất DC của mạch. Để giải quyết những vấn đề này, việc vệ sinh và sấy khô đúng cách là điều cần thiết để đảm bảo bảng mạch hoạt động tối ưu (Hình 1).

Tại sao chúng ta cần vệ sinh PCB
                        Hình 1: Vệ sinh PCB

I.  Các loại chất trợ hàn và phương pháp vệ sinh

1. Các chất trợ hàn và phương pháp làm sạch:

  • Chất trợ hàn hòa tan trong nước: Loại này cần được rửa sạch bằng nước (thường là nước khử ion) sau khi hàn để loại bỏ cặn còn sót lại trong quá trình hàn.
  • Chất trợ hàn có chứa nhựa thông: Loại này cần được làm sạch bằng dung môi (như cồn isopropyl) để loại bỏ nhựa thông và các cặn vụn khác.
  • Chất trợ hàn không cần vệ sinh: Loại này được thiết kế không cần vệ sinh sau khi hàn vì cặn thường không còn sót lại và có tác động tối thiểu đến hiệu suất điện.
                Hình 2: Một số chất trợ hàn

2. Phương pháp vệ sinh PCB phổ biến chính:

  • Làm sạch bằng sóng siêu âm: Phương pháp này được sử dụng để làm sạch các chất trợ hàn hòa tan trong nước và nhựa thông. Nó sử dụng hiệu ứng tạo bọt do rung động siêu âm tạo ra để loại bỏ cặn.
  • Chải sạch bằng cồn: Phương pháp này thường được sử dụng cho các mạch nhỏ hoặc làm sạch thủ công. Đặc biệt là để làm sạch chất trợ hàn nguồn gốc nhựa thông (Hình 3). 
Tại sao chúng ta cần vệ sinh PCB
                 Hình 3: Quá trình làm sạch bằng cồn

II. Phương pháp vệ sinh bằng sóng siêu âm

Các bước để làm sạch bằng sóng siêu âm:

  • Kiểm tra xem có bộ phận nào dễ bị bong ra hoặc cần xử lý đặc biệt không. Sau đó, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp dựa trên loại chất gây bẩn mạch.
  • Đặt PCB đã sẵn sàng vào bể rửa siêu âm, đảm bảo PCB ngập hoàn toàn trong dung dịch rửa. Cài đặt tần số siêu âm theo loại chất gây bẩn mạch và độ phức tạp của PCB.
  • Sau khi vệ sinh, đặt PCB vào bể rửa bằng nước khử ion để rửa nhiều lần nhằm giảm dần lượng dung dịch tẩy rửa còn sót lại. Tiếp theo là rửa bằng nước khử ion, bằng cách phun hoặc ngâm, để loại bỏ thêm bất kỳ chất tẩy rửa và chất gây bẩn còn sót lại nào.
  • Sau khi rửa sạch, sử dụng khí nén khô để thổi bay các giọt nước khỏi PCB. Đặc biệt chú ý ở các khe, khoảng hở và bên dưới các linh kiện nơi nước dễ tích tụ. Tiếp đó đặt PCB vào máy sấy khí nóng để đảm bảo sấy khô hoàn toàn.
  • Kiểm tra PCB xem còn cặn tẩy rửa, khô chưa hoàn toàn hoặc còn các chất gây bẩn khác không.
Tại sao chúng ta cần vệ sinh PCB
                                       Hình 4: Quá trình vệ sinh bằng sóng âm                      

III. Kết luận

Duy trì sự sạch sẽ của mạch PCB là điều rất quan trọng . Việc này để ngăn ngừa các lỗi của mạch và nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống. Đây là điều cần thiết trong quá trình thiết kế và lắp ráp, đảm bảo rằng mọi chi tiết đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao qua đó tiết kiệm thời gian và tài chính. Vậy là chúng ta đã hoàn thành tìm hiểu về quá trình làm sạch mạch PCB. Nếu còn bất cứ gì vướng mắc các bạn có thể liên hệ với công ty Điện Tử HATAKEY chúng tôi để được đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm có thâm niên trong ngành tận tình giải đáp mọi thắc mắc.

Công ty Điện tử Hatakey.com.vn chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến bảng mạch PCB như đặt mạch in với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau, gia công lắp ráp mạch, thiết kế layout mạch, đặt hàng linh kiện điện tử từ nhiều nhà phân phối uy tín. Chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết này.

Một số bài viết liên quan: 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ :